Vai trò Phúc lợi động vật

Vai trò của phúc lợi động vật đối với cuộc sống của con người có tác động lớn. Phúc lợi động vật là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển bền vững, nhất là tại những quốc gia nông nghiệp[4] Cải thiện các tiêu chuẩn về phúc lợi động vật sẽ không chỉ tốt cho động vật mà còn tác động tích cực đến an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng và đa dạng sinh học. những thách thức nan giải nhất trên toàn cầu như an toàn và an ninh lương thực, bệnh tật, phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu có thể được giải quyết khi đối xử nhân đạo của con người với động vật là một phần thiết yếu của giải pháp cho những vấn đề nói trên. Động vật, con người và môi trường thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, đảm bảo phúc lợi động vật có nghĩa là chúng ta chăm lo cho môi trường sống, tai nguyên đa dạng sinh học và xã hội loài người. vật nuôi là nguồn thực phẩm, sinh kế, công cụ sản xuất. Đảm bảo phúc lợi trong chăn nuôi sẽ giúp người dân tăng khả năng ứng phó và phục hồi sau thiên tai tốt hơn.[6]

Có mối liên hệ giữa việc đối xử tàn ác với động vật và hành vi bạo lực ở người. Theo khảo sát trong tổng số 117 tù nhân, 63% tội phạm thuộc nhóm có xu hướng bạo lực từng có hành vi ngược đãi động vật so với tỷ lệ chỉ 11% ở nhóm không có xu hướng bạo lực, trong tổng số 72 phụ nữ tại các nhà tạm trú dành cho phụ nữ bị bạo lực gia đình (nhà tạm lánh), thì 88% số người cho biết từng chứng kiến việc ngược đãi động vật. Hành vi tàn ác đối với động vật là một trong những phép kiểm tra được Cục điều tra Liên bang của Hoa kỳ (FBI) thực hiện nhằm đánh giá mức độ nguy hiểm của các tù nhân.[8]

Ngoài ra, về cơ chế giết mổ thì động vật bị đánh đập, thịt sẽ kém ngon hơn, động vật tiết ra những chất làm tăng hoặc giảm mạnh nồng độ axit trong thịt dẫn đến chất lượng thịt kém. Khi bị giết thịt, chúng sẽ trải qua cảm giác đau đớn. Đồng nghĩa, chúng sẽ tiết ra chất độc ở trong thịt mà khi ăn thịt đó, con người cũng đồng thời ăn cả chất độc này. Những con lợn bị đánh đập nhiều trước khi giết mổ sẽ tiết ra chất có hại làm giảm chất lượng thịt, thời gian bảo quản thịt không được lâu. Kể cả ở những gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng cũng như vậy, nhiều nước trên thế giới, người ta cố gắng tạo những điều kiện sống tốt nhất cho động vật được thoải mái để tránh những chất có hại trong thịt của chúng. Việc giết thủ công như chọc tiết cho lợn kêu rống lên thì không thể có chất lượng thịt cao.

Động vật khi bị căng thẳng, bị đánh đập hành hạ thì nồng độ axit trong thịt sẽ tăng lên, theo đó làm giảm chất lượng thịt. Ở một số con vật thì lại có phản ứng ngược lại là nồng độ axit xuống quá thấp, điều này cũng ảnh hưởng đến việc bảo quản thịt. Axit quá cao hoặc quá thấp sẽ làm thịt càng nhanh hỏng, ăn không ngon. Về hình thức, thịt sẽ trở nên nhão, màu sẫm tối. Bởi thế mà trước khi đem đi giết thịt 48 tiếng, về nguyên tắc là người ta phải đưa động vật vào nơi nghỉ ngơi với điều kiện thoải mái. Khi giết thịt, phải tiến hành giết rất nhanh và tuân thủ đúng quy trình giết thịt. Theo quan điểm Phật giáo thì trong cơn đau đớn quằn quại, khiếp đảm, tức giận khi bị giết, cơ thể con vật diễn ra những biến đổi như ttiết ra những chất chống đối. Chất độc này sẽ lan tỏa khắp cơ thể, giữ lại trong từng mạch máu, đường gân, thớ thịt của chúng và gây hại cho người ăn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phúc lợi động vật http://www.brownfieldnetwork.com/gestalt/go.cfm?ob... http://www.culinate.com/books/book_excerpts/The+Ri... http://books.google.com/?id=HZTpej7dGGEC&pg=PP13&d... http://www.porknet.com/archive/110702.html#96977 http://www.psychologytoday.com/blog/animal-emotion... http://www.reuters.com/article/pressRelease/idUS23... http://speakingofresearch.com/facts/research-regul... http://www.springerlink.com/content/uj81758r187l77... http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/An... http://www.humanities.uci.edu/collective/hctr/tran...